Liều lượng – Cách dùng
+ Dùng đường uống.
+ Lắc cho bột tơi hoàn toàn sau đó cho nước đến vạch trên thân chai và lắc kỹ.
+ Thêm nước nếu cần thiết cho đến vạch.
+ Hỗn dịch sau khi pha, đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh (2° – 8°C) dùng trong vòng 14 ngày.
+ Liều khuyến cáo là 20 mg/ kg cân nặng/ ngày, mỗi liều cách nhau 8 giờ theo chỉ định. Trong viêm phế quản và viêm phổi, liều 20 mg/ kg cân nặng/ ngày, chia thành 3 lần. Trong viêm tai giữa và viêm họng, tổng liều hàng ngày được chia ra uống mỗi liều cách nhau 12 giờ. Tính an toàn và hiệu quả đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi cho đến nay vẫn chưa được xác định.
Hỗn dịch sau khi pha với nước Hàm lượng cefaclor: 125mg/ 5ml
<1 tuổi (9kg) 2.5ml x 3 lần/ ngày
1-5 tuổi (9-18kg) 5.0ml x 3 lần/ ngày
> 5 tuổi 10 ml x 3 lần/ ngày
+ Trong những nhiễm khuẩn nghiêm trọng, viêm tai giữa, viêm xoang và nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn ít nhạy cảm nên dùng liều 40 mg/ kg cân nặng/ ngày chia làm nhiều lần uống, liều tối đa 1g/ ngày.
+ Trong điều trị nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết beta, nên dùng cefaclor liên tục trong ít nhất 10 ngày.
Người lớn:
+ Liều thường dùng: 250 mg (10 ml) mỗi 8 giờ. Trong nhiễm khuẩn nặng hoặc nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn ít nhạy cảm có thể tăng liều lên gấp đôi. Liều 4g/ ngày đã được dùng một cách an toàn trong 28 ngày cho các bệnh nhân bình thường. Tuy nhiên, tổng liều hàng ngày không được vượt quá 4g.
+ Bệnh nhân suy thận: Có thể dùng cefaclor và thường không cần điều chỉnh liều.
Bảo quản
Nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng và ẩm.
Hỗn dịch sau khi pha, đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh (2° – 8°C).
Chống chỉ định
Dùng đồng thời cefaclor với warfarin hiếm khi gây tăng thời gian prothrombin, có kèm hay không kèm chảy máu trên lâm sàng. Nên theo dõi thời gian prothrombin và điều chỉnh liều nếu cần thiết khi dùng thuốc cho những bệnh nhân này.
Probenecid làm tăng nồng độ cefaclor trong huyết thanh.
Tương Tác thuốc – Quá liều
Các phản ứng có hại được phân nhóm theo tần suất: Rất thường gặp (ADR ≥1/10), thường gặp (1/100 ≤ADR < 1/10), ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10000 ≤ ADR < 1/1000) và rất hiếm gặp (ADR < 1/10000).
Tiêu hóa: Tác dụng phụ thường gặp nhất là tiêu chảy. Hiếm khi tiêu chảy nặng đến mức phải ngưng dùng cefaclor. Viêm đại tràng, bao gồm hiếm gặp trường hợp viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo. Buồn nôn và nôn cũng đã xảy ra.
Reviews
There are no reviews yet.